Hiệu quả từ mô hình sản xuất ngô nếp lai F1 HN88

Ngày đăng: 16/04/2023

Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời đnh hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết và đt đai của từng vùng. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ruộng đất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế, vụ Đông Xuân năm 2022-2023, Trung tâm Khuyến ngư nông lâm Đà Nẵng phối hợp với UBND, Hội Nông dân xã Hòa Bắc triển khai mô hình sản xuất cây Ngô nếp lai F1 HN88 trên đất mía kém hiệu quả. Sau thời gian trồng thử nghiệm, giống Ngô đã đem lại kết quả tốt cho bà con nông dân nơi đây.

Qua triển khai, giống Ngô HN88 có những ưu điểm sau: chiều cao đóng bắp thấp, và bộ rễ chân kiềng phát triển mạnh... Đó là một lợi thế cho thu hoạch và hạn chế sự đổ ngã khi gặp gió bão, phù hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Bên cạnh đó, bắp ngô HN88 dài 18-12 cm, đường kính 4,8- 5,5 cm, bắp đậu kín hạt, lá bi màu xanh và rất kín. Hàng hạt thẳng, mịn, hạt to và (sâu cây???). Số hàng hạt/bắp 12-14 hàng, số hạt/hàng 35- 45 hạt. Hạt có kích thước to, hạt đều. Bắp sau khi nấu chín rất dẻo, ngọt, có mùi thơm, ngưi ăn đánh giá cao so với các giống bắp đã sử dụng trưc đó.

Sau khoảng 75 - 85 ngày gieo trồng trong vụ Đông Xuân cây Ngô HN88 cho thu hoạch. Với năng suất thu được ở các hộ thực hiện mô hình thì bình quân từ mỗi sào ngô HN88 khoảng 2000 bắp tươi chun, giá bán 3.500 đồng/bắp tương đương 7.500.000đ/sào, sau khi trừ chi phí gồm công và phân bón thì người dân lãi khoảng 3.000.000 đồng/sào. So với trồng mía thì hiệu quả tăng gấp nhiều lần.

Qua kết quả chuyển giao, người dân đánh giá cây ngô nếp HN88 rất dễ trồng và phù hợp cho vụ Đông Xuân. Đ có năng suất cao thì mật độ gieo hàng cách hàng 65 cm, cây cách cây 35 cm (tương ứng 2500 cây/sào – 0,8 kg giống), bón lót trước khi trồng và 2 lần bón thúc lúc ngô 3-4 lá và 8-9 lá, bón đúng theo quy trình và chủng loại phân theo yêu cầu sinh trưởng của cây ngô. Đảm bảo nưc tưi đy đ vào giai đoạn trổ cờ tung phấn, phun râu.

Để chuyển đổi giống cây trồng, Trung tâm đã đưa giống ngô mới vào sản xuất. Ngoài ra, còn đnh hưng cho người dân Hòa Bắc sản xuất các loại cây trồng như ổi, dưa hu, rau ăn lá… Sản xuất theo hướng an toàn phục vụ cho du khách đến trải nghiệm du lịch cộng đồng, nông nghiệp sinh thái, tạo ra các sản phẩm ăn tươi mang tính cht đc trưng. Đó cũng là mt hướng sản xuất có đnh hướng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện nay.

Bên cạnh những thành công đt đưc, để mô hình nhân rộng bền vững thì ngoài sản xuất chính vụ, Trung tâm Khuyến nông khuyến cáo các hộ mở rộng sản xuất thêm trong vụ Xuân hè, Hè thu và Thu đông. Đặc biệt lưu ý trong vụ Hè thu sản xuất khó khăn hơn, khi sản xuất cần chú ý các biện pháp kỹ thuật như phải chủ động nguồn nưc tưới trong mùa khô hạn đ đảm bảo tỷ lệ nảy mầm, đớc ở giai đoạn trổ cờ, tung phấn, có thể lên luống để gieo trồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tưi, tiêu nước bảo đm đ độ ẩm cho cây ngô, theo dõi sâu bệnh gây hại đặc biệt là sâu đc thân, sâu keo mùa thu tránh hưng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô. Ngoài ra cần tránh xuống giống tập trung quá nhiều, xuống nhiều đt để dễ tiêu thụ. Khi xuống giống yêu cầu trồng cách ly thời gian (tối thiểu 15 ngày) và không gian (có vật cản hoặc khoảng cách tối thiểu 300m) với các giống ngô tẻ, ngô đưng vàng đ đảm bảo chất lưng ăn tươi và màu sắc hạt.

Bà Đỗ Thị Huyền Trâm, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Sinh thái và Du lịch cộng đồng Hòa Bắc cũng là hộ tham gia mô hình chia sẻ: “Cây ngô nếp là loại cây trồng quen thuộc đối với bà con sản xuất nông nghiệp tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang. Vào vụ Đông Xuân, sau khi thu hoạch mía người dân bố trí cây ngô, cây đậu phụng, Hè thu thì cây mè với mục đích là luân canh cây trồng nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Diện tích ngô hằng năm đạt 15 ha/năm, thường sản xuất ngô nếp ăn tươi và ngô lai vàng làm thức ăn chăn nuôi.

Là một xã miền núi, có diện tích đất nông nghiệp lớn, chủ yếu trồng mía với khoảng 100 ha, nhưng nhng năm gn đây, giá vt tư phân bón, chi phí cày ba tăng nhưng giá mía không tăng, một phần do độc canh cây mía nhiều năm làm năng suất mía giảm rõ rệt, từ đó trồng mía không còn đem lại hiệu quả kinh tế cao như trưc đây. Có thể thấy mô hình sản xuất ngô do Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kinh phí cho bà con chuyển đổi phần diện tích trồng mía kém hiệu quả sang trồng ngô nếp và ngô làm thức ăn chăn nuôi phục vụ du lịch nâng cao hiệu quả kinh tế tại đa phương là đúng đắn và cần nhân rộng./.


Tin cùng chuyên mục

Lượt truy cập: 894,472 Hôm qua: 1,331 - Hôm nay: 355 Tuần này: 10,919 - Tuần trước: 355 Tháng này: 74,596 - Tháng trước: 84,892 Online: 37
Chung nhan Tin Nhiem Mang