I.
TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG
1.
Thời tiết
Trong tuần qua, thời tiết nắng xen kẻ âm u, đêm và sáng sớm thời tiết se
lạnh có sương mù; ngày 13-14/3 thời thiết có mưa do ảnh hưởng không khí lạnh.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
a) Cây lúa
Vụ | Trà | Giai đoạn sinh trưởng | Diện tích gieo cấy (ha) | Diện tích thu hoạch (ha) |
Đông Xuân 2022-2023 | Sớm (trước 15/12/2022) | Trổ - Chắc xanh | 131,03 | |
Chính vụ (từ 15/12/2022 đến 31/12/2022) | Làm đòng - Trổ | 2259,24 | |
Muộn (sau 31/12/2022) | Làm đòng | 44,7 | |
Tổng: | 2434,97 | |
Diện tích gieo sạ vụ
Đông Xuân 2022-2023: 2434,97ha
(Hòa Vang: 2289,25ha; Ngũ Hành Sơn: 88,9ha; Cẩm Lệ: 35,63ha; Liên Chiểu:
21,2ha). Giai đoạn sinh trưởng: Làm đòng - Trổ - Chắc xanh.
Diện tích lúa trổ: 182ha
(Hòa Vang, Liên Chiểu).
b)
Cây trồng khác
Nhóm/
loại cây
|
Giai đoạn sinh trưởng
|
Diện tích gieo
trồng (ha)
|
- Cây rau
|
Các
giai đoạn
|
105,9
|
- Cây lạc
|
Phát
triển quả
|
293
|
- Cây ngô
|
Trổ
cờ - phun râu
|
40,5
|
- Cây hoa
|
Các
giai đoạn
|
Cúc đất 41.000 m2; Lan mokara :
72.000 cây; Lan rừng 0,3ha lan rừng;
Hoa treo, hoa chậu...
|
- Mía
|
Vươn
lóng - tích lũy đường
|
78
|
II. SỐ LIỆU CÔN TRÙNG VÀO BẪY ĐÈN
Loài côn trùng
|
Số lượng trưởng thành/bẫy
|
Đêm 07/03
|
Đêm 08/03
|
Đêm 09/03
|
Đêm 10/03
|
Đêm 11/03
|
Đêm 12/03
|
Đêm 13/03
|
Rầy nâu
|
8-130
|
9-90
|
8-85
|
7-135
|
9-120
|
6-100
|
Mưa
|
Rầy lưng trắng
|
0-12
|
0-8
|
0-10
|
0-7
|
0-12
|
0-11
|
Mưa
|
Rầy xanh đuôi đen
|
0-8
|
0-3
|
0
|
06
|
0-4
|
0-5
|
Mưa
|
Bướm sâu đục thân
|
1-4
|
1-2
|
0-2
|
0-3
|
01-
|
0-7
|
Mưa
|
Bướm sâu cuốn lá
|
0-7
|
0-1
|
2-6
|
1-5
|
1-3
|
0-1
|
Mưa
|
Bướm sâu phao
|
0-6
|
0-4
|
4-8
|
2-8
|
0-10
|
0-7
|
Mưa
|
Muỗi năn
|
0-16
|
0-10
|
0-12
|
0-11
|
0-11
|
0-5
|
Mưa
|
Bọ 3 khoang
|
0-2
|
0-3
|
0
|
0-4
|
0
|
0-2
|
Mưa
|
Bọ rùa đỏ
|
2-5
|
0-1
|
1-3
|
2-4
|
0-5
|
0-4
|
Mưa
|
III. TÌNH HÌNH SVGH
CHỦ YẾU
1. Mật độ, tỷ lệ SVGH chủ yếu
TT | Tên SVGH | Mật độ sâu (c/m2), tỷ lệ bệnh (%) | Tuổi sâu, cấp bệnh phổ biến | Phân bố |
Phổ biến | Cao | Cục bộ |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) |
1 | Cây lúa - Làm đòng |
| Chuột | 1-2 | 10 | 15-20 | TT | |
2. Diện tích nhiễm
SVGH chủ yếu
TT | Tên SVGH | Diện tích nhiễm (ha) | Tổng DTN (ha) | DT phòng trừ (ha) | Phân bố |
Nhẹ | TB | Nặng | MT |
1 | Chuột | 86,5 | 19,3 | 6,2 | | 112 | | Hòa Vang, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu |
Ghi chú: TB: Trung bình; MT: Mất trắng; DTN: Diện tích nhiễm
3. Nhận xét tình hình
SVGH trong kỳ
a) Trên cây lúa vụ Đông
Xuân 2022-2023 có các đối tượng:
- Chuột gây hại mạnh trên các trà lúa giai đoạn làm đòng ở hầu hết các địa phương với tỷ lệ
trung bình 1-2%, cao 10%. Cục
bộ gây hại với diện tích nhiễm 112ha (86,5ha nhiễm nhẹ với tỷ lệ 2,5-5%; 19,3ha
nhiễm trung bình với tỷ lệ >5-10%; 6,2ha nhiễm nặng với tỷ lệ >10%).
Trong đó:
+ Huyện Hòa Vang: 106ha
(82ha nhiễm nhẹ; 18ha nhiễm trung bình; 6ha nhiễm nặng).
+ Quận Ngũ Hành Sơn: 4ha
(3ha nhiễm nhẹ; 1 ha nhiễm trung bình).
+ Quận Cẩm Lệ: 1ha
(0,5ha nhiễm nhẹ; 0,3ha nhiễm trung bình; 0,2ha nhiễm nặng).
+ Quận Liên Chiểu: 1ha
nhiễm nhẹ.
- Bệnh khô vằn gây hại rải rác trên các
trà lúa với tỷ lệ 2-5% (C1-C3).
- Rầy nâu + rầu lưng trắng gây hại rải rác
mật độ 15-30 con/m2 (TT).
- Bệnh đạo ôn xuất hiện
nhiều trên cỏ bờ ruộng lúa.
- Hiện nay, trên đồng ruộng xuất hiện nhiều diện tích lúa Đông
Xuân đang bị khô đầu lá, vàng lá sinh lý (do cây lúa đang giai đoạn làm đòng
nên bị vàng lá sinh lý, kết hợp điều kiện thời tiết đêm và sáng sớm trời lạnh,
ngày nắng nên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm bị chênh lệch nhiều, nhất là
những chân ruộng bón phân không cân đối, thừa đạm hoặc thiếu ăn thì bị khô đầu
lá nhiều.
- Một số diện tích lúa thiếu dinh dưỡng, ngộ độc phèn.
- Ngoài ra, trên đồng ruộng có một số đối tượng sâu bệnh hại như sâu
cuốn lá, sâu đục thân, sâu phao, bọ xít dài, sâu năn, bệnh đốm nâu, …gây hại
rải rác với mật độ tỷ lệ thấp.
b) Trên rau ăn lá có các đối
tượng gây hại: sâu xanh, rầy mềm, bọ nhảy, bệnh thối nhũn, bệnh đốm lá, bệnh gỉ
trắng,… gây hại rải rác.
c) Trên rau ăn quả có các
đối tượng gây hại: bọ bầu vàng, sâu đục quả, bệnh sương mai, bệnh gỉ sắt, bệnh
thán thư, … gây hại rải rác
d) Trên cây lạc có các đối
tượng: sâu khoang, sâu cuốn lá, nhện đỏ, bệnh đốm lá...gây hại rải rác.
đ) Trên cây ngô có các đối
tượng: sâu keo mùa thu, sâu cắn lá, bệnh khô vằn...gây hại rải rác.
IV. DỰ BÁO SVGH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ
1. Dự báo SVGH chủ
yếu trong kỳ tới
a) Trên
cây lúa
có các đối tượng: chuột, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, sâu
năn, rầy nâu + rầy lưng trắng, bọ xít dài, khô đầu lá...
Chú ý đối tượng chuột tiếp tục gây hại mạnh và
cần đặc biệt cần chú ý theo dõi tình hình
phát sinh bệnh đạo ôn trong điều kiện thời tiết âm u xen kẻ nắng đêm và sáng
sớm có sương mù (trên các giống lúa nhiễm bệnh); chú ý theo dõi tình hình bệnh
đạo ôn phát sinh trên cổ bông để xử lý kịp thời. Ngoài ra, chú ý bệnh
khô vằn có khả năng phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết nắng xen
kẻ âm u kết hợp nguồn bệnh sẵn có trên đồng ruộng.
b) Trên rau ăn lá có các đối
tượng gây hại: sâu xanh, rầy mềm, bọ nhảy, bệnh đốm lá, bệnh gỉ trắng…
c) Trên rau ăn quả có các
đối tượng gây hại: bọ bầu vàng, sâu đục quả, bệnh sương mai, bệnh gỉ sắt, bệnh
thán thư, …
d) Trên cây lạc có các đối tượng:
sâu khoang, sâu cuốn lá, nhện đỏ, bệnh đốm lá.
đ) Trên cây ngô có các đối
tượng: sâu keo mùa thu, sâu cắn lá, bệnh khô vằn ...gây hại rải rác.
2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu
trong kỳ tới
a) Cán bộ kỹ thuật tiếp tục thực hiện công tác điều tra sinh vật hại trên các loại
cây trồng; theo dõi côn trùng
vào đèn để dự tính dự báo tình hình sinh vật hại cây trồng và hướng dẫn các
biện pháp phòng trừ kịp thời.
b) Cán bộ kỹ thuật phối hợp với các địa phương kiểm tra, hướng dẫn chăm sóc và phòng trừ sinh vật hại cây trồng. Chú ý
đối tượng chuột tiếp tục gây hại trên cây lúa giai đoạn làm đòng. Ngoài ra, chú ý theo dõi tình hình phát sinh gây hại của bệnh
khô vằn để hướng dẫn xử lý kịp thời.
c)
Các địa phương vận động nông dân tiếp tục diệt chuột để bảo vệ sản xuất. Thông báo nông dân thường xuyên kiểm tra
đồng ruộng để chăm sóc và phòng trừ các đối tượng sinh vật hại kịp thời, cắt
dọn cỏ bờ để hạn chế bệnh đạo ôn và bệnh khô vằn (không dùng thuốc cỏ khai
hoang để phun cỏ bờ).
đ) Tiếp tục vận động và hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng hữu cơ, hữu cơ sinh thái bền vững,
ứng dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp và hướng dẫn nông dân sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật, phân bón an toàn và hiệu quả. Khuyến khích nông dân sử dụng phân bón hữu cơ tự
sản xuất từ phụ phẩm nông nghiệp./.